Hiện nay, khi khâu bảo quản củ giống khoai tây của nông dân đã trở nên đơn giản và thuận tiện nhờ có các công trình kho bảo quản lạnh được xây dựng rộng khắp ở các tỉnh thuộc ĐBSH (Thái Bình, Hà Tây...), việc SX của nông dân không chỉ còn là SX khoai tây thương phẩm nữa, mà muốn có hiệu quả cao thì nên SX khoai tây giống. Việc tăng số lượng củ giống có ý nghĩa rất quan trọng, đòi hỏi người trồng cần có các biện pháp tác động cụ thể:
Biện pháp vun:
Ảnh hưởng lớn đến sự hình thành các yếu tố cấu thành năng suất và ảnh hưởng đến sự tạo củ kể cả về số lượng củ và khối lượng củ. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh học nông nghiệp (Trường ĐHNNI) thì biện pháp vun khoai tây đã làm tăng năng suất so với đối chứng (không vun) từ 10 – 47% khối lượng và từ 2,5 – 51% số củ. Vun hai lần cho hiệu quả hơn vun 1 lần: Vun 2 lần vào thời kỳ 15 và 30 ngày sau mọc cho năng suất tính theo khối lượng cao nhất và kích thước củ lớn, trong khi vun 2 lần vào giai đoạn 30 và 45 ngày sau mọc lại cho số củ cao nhất, tuy kích thước củ có giảm nhưng thích hợp cho việc làm giống. Như vậy cách thức vun luống (15 và 30 ngày sau mọc) nên áp dụng cho việc SX khoai tây thương phẩm sẽ là rất tốt. Còn muốn SX khoai để làm giống nên chọn hình thức vun 30 và 45 ngày sau mọc.
Ảnh hưởng lớn đến sự hình thành các yếu tố cấu thành năng suất và ảnh hưởng đến sự tạo củ kể cả về số lượng củ và khối lượng củ. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh học nông nghiệp (Trường ĐHNNI) thì biện pháp vun khoai tây đã làm tăng năng suất so với đối chứng (không vun) từ 10 – 47% khối lượng và từ 2,5 – 51% số củ. Vun hai lần cho hiệu quả hơn vun 1 lần: Vun 2 lần vào thời kỳ 15 và 30 ngày sau mọc cho năng suất tính theo khối lượng cao nhất và kích thước củ lớn, trong khi vun 2 lần vào giai đoạn 30 và 45 ngày sau mọc lại cho số củ cao nhất, tuy kích thước củ có giảm nhưng thích hợp cho việc làm giống. Như vậy cách thức vun luống (15 và 30 ngày sau mọc) nên áp dụng cho việc SX khoai tây thương phẩm sẽ là rất tốt. Còn muốn SX khoai để làm giống nên chọn hình thức vun 30 và 45 ngày sau mọc.
Biện pháp ngắt ngọn:
Làm tăng số củ nhưng lại làm giảm khối lượng trung bình củ, năng suất giảm 2,6 – 12,9%. Số củ đã tăng 2,5 – 18% so với đối chứng (không ngắt ngọn). Như vậy, biện pháp ngắt ngọn chỉ nên áp dụng cho SX củ giống và thời gian ngắt ngọn thích hợp khoảng 20 ngày sau mọc.
Làm tăng số củ nhưng lại làm giảm khối lượng trung bình củ, năng suất giảm 2,6 – 12,9%. Số củ đã tăng 2,5 – 18% so với đối chứng (không ngắt ngọn). Như vậy, biện pháp ngắt ngọn chỉ nên áp dụng cho SX củ giống và thời gian ngắt ngọn thích hợp khoảng 20 ngày sau mọc.
Sử dụng chế phẩm PIX (chất ức chế sinh trưởng): Khác với biện pháp ngắt ngọn, phun PIX làm tăng số lượng củ mà không làm giảm khối lượng củ nên sẽ làm tăng năng suất (1,04 – 38%). Thời điểm phun PIX để đạt được năng suất tăng 38%, đồng thời làm tăng số củ thu được 35% là thời kỳ 30 ngày sau mọc, với nồng độ sử dụng chất ức chế là 1.000 ppm. Đây là một phương pháp hữu ích cho việc SX khoai tây thương phẩm.
Biện pháp che phủ nilon:
Có tác động rõ rệt đến số lượng, khối lượng củ và qua đó làm tăng năng suất khoai tây. Biện phép che phủ nilon còn làm tăng kích thước củ thu hoạch được, giảm số lượng củ nhỏ (<3cm). Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng hữu hiệu nữa là làm giảm tỷ lệ sâu bệnh hại khoai tây khi trồng (biện pháp này đã cho kết quả tăng số củ 65% và năng suất 24,4% so với không phủ).
Có tác động rõ rệt đến số lượng, khối lượng củ và qua đó làm tăng năng suất khoai tây. Biện phép che phủ nilon còn làm tăng kích thước củ thu hoạch được, giảm số lượng củ nhỏ (<3cm). Ngoài ra biện pháp này còn có tác dụng hữu hiệu nữa là làm giảm tỷ lệ sâu bệnh hại khoai tây khi trồng (biện pháp này đã cho kết quả tăng số củ 65% và năng suất 24,4% so với không phủ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét