Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM TẠI NHÀ

Sau khi mua phôi nấm, để phôi phát triển tốt, các bạn chú ý những điều sau đây nhé:

1. Đặt bịch phôi nấm ở nơi có ánh sáng nhẹ/ ánh sáng phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

2. Dùng dao rạch phần túi nilon bên ngoài khoảng 5-8 cm. Có thể rạch 1 hoặc nhiều vị trí trên bịch. Bạn cũng có thể để nấm ra trên miệng bịch phôi.

3. Phun sương ngày 2-3 lần để tạo độ ẩm, kích thích nấm ra quả thể (tai nấm), tuỳ vào trời nắng nóng hay ẩm ướt để điều chỉnh số lần phun nước.

4. Sau 7 - 10 ngày, nấm sẽ bắt đầu mọc lên tại vết rạch. Trung bình 1 bịch nấm sẽ thu hoạch được 0,7-1 kg nấm, thời gian thu hoạch từ  1 - 2 tháng, thu hoạch được 3 - 5 lần, nếu chăm só kỹ có thể thu hoạch đến 7, 8 lần trong 2-3 tháng.

5. Thu hoạch nấm: hái cả cụm nấm, hái cả gốc để lần sau nấm ra tốt hơn.

6. Sau mỗi lần thu hoạch, để bịch phôi nấm trong trạng thái không được phun nước trong 5-7 ngày để tơ nấm hồi phục, sau đó tiếp tục phun nước để kích thích nấm ra đợt tiếp theo.

 
MỘT VÀI LƯU Ý
 
Để việc trồng nấm được dễ dàng và hiệu quả, bạn lưu ý những thông tin sau nhé:
 
1. Trước khi trồng nấm tại nhà, bạn cần vệ sinh nơi bạn dự định sẽ đặt nấm để diệt các bào tử (mầm) mốc xanh, mốc đen... gây hại cho bịch nấm của bạn. Các loại bào tử mốc này có khắp mọi nơi, gặp điều kiện thuận lợi sẽ mọc và gây hại, nhất là phôi nấm của bạn. Do đó, trước khi trồng nấm bạn cần về sinh khu vực trồng bằng cách rắc vôi bột hoặc dùng nước xà phòng loãng dội rửa vị trí dự định đặt nấm, để yên trong 15 phút sau đó dội lại bằng nước sạch và để khô rồi mới đặt nấm vào.
 
2. Trong khi trồng nấm tại nhà, nếu bạn phát hiện bịch nấm mình bị nhiễm mốc xanh/cam/đen thì bạn cần cách ly chúng, cạo bỏ phần bị mốc, ngừng tưới nước và đem phơi nắng chúng từ 8-10 giờ. Sau đó chọn một khu vực xa nhà trồng để tưới và tận dụng để thu hoạch phần nấm còn lại. Nếu như phôi nấm của bạn đã bị nhiễm mốc xanh, mốc đen quá nhiều thì bạn nên cách ly các bịch phôi này ngay và cho chúng vào túi nylon kín và đem tiêu hủy (bỏ rác hay đốt)
 
3. Nấm bào ngư là loại nấm có sức sống rất mạnh, tuy nhiên chúng lại rất nhạy cảm với môi trường như nhiệt độ lên xuống đột ngột cũng có thể làm nấm ngừng tăng trưởng, không mọc hoặc héo nhũn. Nơi trồng nấm nếu gần khu chăn nuôi gia súc hay gần nguồn ô nhiễm, hoặc nguồn nước tưới nấm bị phèn, bị mặn cũng làm giảm sức sống của tơ nấm nên lúc này phôi dễ bị các loại nấm bệnh xâm nhập. Để khắc phục tình trạng này bạn phải kiểm tra kỹ nguồn nước tưới, nhiệt độ của nhà trồng, quản lý thật tốt vệ sinh khu vực trồng nấm cũng như thường xuyên kiểm tra nấm bệnh để kịp thời phát hiện và xử lý những phôi nhiễm bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét